PHÂN BIỆT BIẾNG ĂN SINH LÝ VÀ BIẾNG ĂN BỆNH LÝ

Bệnh biếng ăn không còn là điều gì đó quá xa lạ đối với những bà mẹ có con nhỏ. Nó phổ biến đến nỗi, chỉ cần gõ google là các mẹ đã biết con mình có mắc hay không và cách xử lý như thế nào. Tuy nhiên, chính vì có quá nhiều bài viết và cách chữa, cha mẹ đôi lúc cũng hoang mang và không biết nên làm thế nào để con lớn lên khỏe mạnh như con nhà người ta. Vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh biếng ăn là điều vô cùng cần thiết.

Biếng ăn liệu có phải chỉ là làm biếng khi ăn hay không? Hoàn toàn không, biếng ăn có 2 dạng: biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý. Và cha mẹ cần phân biệt rõ hai loại biếng ăn này để có lộ trình chữa bệnh cho con sao cho phù hợp.

biếng ăn ở trẻ nhỏBiếng ăn sinh lý - Biếng ăn bệnh lý và Cách phân biệt

Biếng ăn sinh lý

  • Biếng ăn sinh lý là bệnh biếng ăn do thiếu chất từ khi trẻ còn trong bào thai. Lúc này, người mẹ mang thai bị thiếu các dưỡng chất như sắt, kẽm, canxi và các vitamin cùng khoáng chất cần thiết… khiến cho thai nhi bị thiếu chất và suy dinh dưỡng. Hay còn có thể nói là “biếng ăn” từ trong bụng mẹ.

Điều này dẫn đến khả năng cao trẻ sinh non tháng, lười bú mẹ trong thời gian đầu sau sinh. Hoặc thậm chí, có những trẻ dù sinh đủ ngày, cân nặng đủ nhưng lại lười hoặc bỏ bú mẹ hoặc đang dùng sữa ngoài thì giảm lượng ăn và bỏ hẳn.

  • Ngoài ra dạng biếng ăn này còn có thể do thay đổi sinh lý. khi trẻ bước vào các giai đoạn khác đầu đời như biết lật, ngồi, bò, đang học đi, học nói hay mọc răng…, trẻ cũng có khả năng biếng ăn. Thời gian biếng ăn thường kéo dài khoảng vài ngày trong tuần hoặc vài tuần, trẻ ít ăn hẳn dù hoạt động vẫn bình thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở trẻ 3-4 tháng, 9-12 tháng, 16-18 tháng và sau đó lại quay trở về bình thường.

Biếng ăn bệnh lý

Dạng biếng ăn bệnh lý xảy ra có thể là do:

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Trẻ sẽ có phản ứng chán ăn, mệt mỏi khi có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ, táo bón… khiến trẻ nhanh chóng sút cân, chậm lớn vì không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, ăn vào là “cho ra ngoài”.
  • Trẻ bị nhiễm trùng: do hệ miễn dịch của trẻ yếu ớt hơn so với người lớn, trẻ dễ bị vi rút xâm nhập gây bệnh ho, sốt, cảm, mệt mỏi hoặc viêm ruột. Lúc này, khả năng mất đi các nhóm vitamin A, B, C, sắt, kẽm, magie và các nhóm khoáng chất là rất lớn. Nhất là khi ốm còn phải dùng nhiều loại kháng sinh dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, chán ăn. 
  • Trẻ gặp khó khăn khi nhai và nuốt: khi trẻ lớn, trẻ có khả năng viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi hoặc viêm tuyến nước bọt… Đây lại là những bộ phận đầu tiên tiếp nhận giúp trẻ tiêu thụ thức ăn nên một khi chúng có vấn đề, trẻ sẽ ngại nhai, nuốt và dần chán ăn.

Vậy hiểu đơn giản, biếng ăn sinh lý là dạng biếng ăn vốn dĩ đã hình thành trong quá trình trẻ lớn lên, biếng ăn bệnh lý lại do trẻ có hệ miễn dịch yếu, dễ ốm, dễ nhiễm bệnh dẫn đến chán ăn, biếng và bỏ ăn.

Biện pháp khắc phục biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý 

Vì có nguyên nhân khác nhau, cách khắc phục hai loại biếng ăn này cũng khác nhau.

Đối với biếng ăn sinh lý 

Trong giai đoạn thai kỳ, phụ huynh nên theo dõi sát sao tiến trình phát triển của thai nhi kết hợp khám thai định kỳ để nếu trẻ bị biếng ăn thì còn có biện pháp kịp thời.

Khi trẻ đã sinh và ở giai đoạn đầu đời, khi trẻ làm quen với những kỹ năng mới mà lại biếng ăn, phụ huynh cần chú ý xem trẻ có phải mắc biếng ăn sinh lý hay không. Nếu trẻ vẫn chơi đùa tốt, vận động bình thường nhưng kém ăn thì đúng. Để trẻ ăn nhiều hơn thì phụ huynh nên sắp xếp các bữa ăn và lượng ăn phù hợp. Tránh ép trẻ ăn khi không muốn. Nên biến việc ăn uống trở thành thời gian thư giãn, tập cho trẻ ăn ít một và ăn những món trẻ thích.

Đối với biếng ăn bệnh lý

Vì biếng ăn bệnh lý xuất phát từ việc trẻ bị nhiễm bệnh, mệt mỏi nên lượng thức ăn nạp vào cơ thể không nhiều khiến cho thiếu hụt về dinh dưỡng nên phụ huynh cần tập trung nhiều vào việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Để làm được điều này, cha mẹ cần:

  • Giúp trẻ giảm đau hoặc có các biện pháp chữa trị khi trẻ mắc các bệnh đau răng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… nhằm mục đích để trẻ ổn định về thể trạng trước.
  • Chế biến các món ăn hấp dẫn để kích thích trẻ thèm ăn
  • Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ bao gồm đủ 4 nhóm chất: đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất
  • Bổ sung đầy đủ các vitamin nhóm A, B, C và các khoáng chất như mg, kẽm…

cao ban long cho trẻ biếng ănHiện nay ngoài nguồn thực phẩm chế biến thức ăn hàng ngày, phụ huynh cũng có thể bổ sung các dưỡng chất cho con với Cao ban long. Cao ban long là một bài thuốc cổ truyền, được nấu từ sừng, gạc hươu. Trong Cao ban long có:

✓ Protid và 25 axit amin (chất cấu tạo nên protein) giúp kích thích trẻ thèm ăn, ăn nhiều, tăng cân dần và tự nhiên.

✓ Canxi giúp trẻ tăng chiều cao, chắc khỏe xương đồng đều.

✓ Các khoáng chất như magie, natri, kali, sắt… giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, ngăn ngừa bệnh tật và tình trạng nhiễm khuẩn để trẻ không dễ bị bệnh.

Chỉ cần dùng 2-5g Cao ban long mỗi ngày bằng cách kết hợp với các món ăn hàng ngày của con như cháo, canh, trứng gà hấp hay mật ong là có hiệu quả. Con sẽ bắt đầu ăn nhanh hơn, ăn nhiều hơn và thèm ăn hơn vì đã quen với chế độ ăn hiện tại. Cao ban long là sản phẩm được nhiều bác sĩ và y sĩ khuyên dùng. Trong trường hợp trẻ em bị biếng ăn lâu thì nên có sự tư vấn của bác sĩ để có liều lượng dùng phù hợp. 

Hiện nay, sản phẩm Cao ban long Sibiri đang được bán tại tất cả các cửa hàng của Altai Sibiri hoặc liên hệ tới số hotline để được tư vấn MIỄN PHÍ và tận tình.

📌Công ty Altai Sibiri Việt Nam

🏠 Cơ sở 1: 295 Hoàng Hoa Thám - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.

🏠 Cơ sở 2: Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công An - 278 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội

Bình luận

Hiện chưa có bình luận nào

GỬI BÌNH LUẬN

Bài viết liên quan

5 KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT BẢO VỆ TRẺ KHỎI SUY DINH DƯỠNG
5 KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT BẢO VỆ TRẺ KHỎI SUY DINH DƯỠNG
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NHUNG HƯƠU
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG NHUNG HƯƠU
KHÔNG BỎ QUA 6 BIỂU HIỆN SUY NHƯỢC CƠ THỂ NGUY HIỂM SAU
KHÔNG BỎ QUA 6 BIỂU HIỆN SUY NHƯỢC CƠ THỂ NGUY HIỂM SAU
AI MỚI DÙNG ĐƯỢC NHUNG HƯƠU TƯƠI?
AI MỚI DÙNG ĐƯỢC NHUNG HƯƠU TƯƠI?